Xây hầm cầu mấy khối và xây thế nào là đạt tiêu chuẩn?

5/5 - (19 bình chọn)

Đào hầm cầu sâu mấy mét? Nên xây hầm cầu mấy khối và xây như thế nào là đạt tiêu chuẩn? Rất nhiều thắc mắc trước khi bạn quyết định xây hầm cầu (hay còn gọi là hầm tự hoại, bể phốt), vì đây là công trình quan trọng, không những phải đảm bảo được vệ sinh môi trường mà còn phải sử dụng được trong thời gian lâu dài nữa. Hãy cùng công ty môi trường Văn Anh tìm hiểu nhé.

1. Chọn vị trí xây hầm cầu.

Việc chọn vị trí xây hầm cầu tự hoại, bể phốt có vai trò rất quan trọng đối với mọi công trình và phải đạt được các yêu cầu cơ bản như:

  • Xây hầm cầu phải đảm bảo vệ sinh: Sạch sẽ là yếu tố quan trọng nhất, vị trí xây hầm cầu phải đảm bảo vệ sinh, tránh xa nguồn nước sạch, nơi chất thải được tiêu huỷ dễ dàng và không bị sụt lún.
  • Thuận tiện cho quá trình xử lý chất thải: Khi xây hầm cầu, bạn phải nghĩ đến việc một thời gian sau hầm cầu sẽ bị đầy và cần phải xử lý. Vì vậy, vị trí đặt hầm cầu phải là nơi thợ hút hầm cầu dễ tìm kiếm và tiến hành thi công.
  • Xây hầm cầu hợp phong thuỷ: Xây hầm cầu phù hợp phong thủy sẽ có thể mang đến vận may cho gia chủ, tránh được những điều cấm kị khiến cho các thành viên trong gia đình thường xuyên đâu ốm, bệnh tật.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Hầm cầu thường được chọn vị trí bên hông nhà chứ không ai đặt giữa nhà hoặc trước nhà để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của công trình.

Vị trí xây hầm cầu

1.1. Chọn vị trí xây hầm cầu hợp phong thuỷ.

Phong thuỷ là yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn vị trí xây hầm cầu trong nhà. Chọn hướng và vị trí phù hợp không những giúp gia chủ tránh được mọi điều xui rủi mà còn hanh thông trong sự nghiệp.

Vị trí xây hầm cầu tại cung có Thiên can hợp Thủy.

Dù đặt hầm cầu, bể phốt ngoài nhà hay trong nhà cũng nên chọn cung có Thiên Can, cụ thể như Thiên Can Giáp, Bính, Ất, Đinh, Tân, Canh, Nhâm, Quý vì “Vạn thủy vô tòng thiên thượng khứ” – tức là dòng chảy của nước sẽ đều thuận theo Thiên Can.

Đối với nhà ống,  Thiên Can Kỷ và Mậu không nên chọn vị trí đặt hầm tự hoại bởi Kỷ và Mậu là hai Thiên Can thuộc mệnh Thổ và theo ngũ hành tương khắc thì Thổ khắc với Thủy nên gia chủ có thể gặp khó khăn trong cuộc sống.

Vị trí hầm cầu hợp phong thuỷ

Đặt hầm cầu dưới gầm cầu thang.

Nhiều người không thích đặt hầm cầu dưới gầm cầu thang vì sự bất tiện. Với không gian chật hẹp sẽ rất khó chịu trong việc sinh hoạt, nếu có sự cố cần hút hầm cầu hay thông cống thì sẽ rất khó khăn trong việc xử lý. Nhưng đối với những gia đình nhỏ hẹp thì vị trí hầm cầu được đặt dưới gầm cầu thang sẽ tiết kiệm diện tích tối đa cho ngôi nhà của bạn.

Không những tiện cho việc sinh hoạt mà điểm tiếp xúc giữa bồn cầu và hầm cầu sẽ gần hơn, đường ống nước thải sẻ ít gấp khúc thuận tiện cho việc thoát nước thải một cách hiệu quả và dễ dàng.

Tuy nhiên đặt hầm cầu dưới gầm cầu thang có thể gây ra mùi hôi khó chịu nếu không chú ý vệ sinh.

Bạn có thể tham khảo thêm Cách xử lý mùi hôi nhà vệ sinh tại đây.

Đào hầm cầu ở trước sân nhà.

Đối với những gia đình có diện tích rộng rãi thì sân vườn là nơi để xây hầm cầu vô cùng hợp lý.

  • Đây là vị trí được gọi là “Tọa Sơn, hướng Thủy”, là vị trí đẹp và tốt lành để đặt hầm cầu. Hầm cầu thiên về nước nên đặt trước nhà sẽ tạo nên yếu tố phong thủy, mang đến vận may cho gia đình
  • Bạn không phải lo đến vị trí cấm kỵ như đặt hầm cầu dưới bếp, nhà thờ, hay chính giữa nhà vì hầm cầu đã đặt ở bên ngoài nhà nên có ở vị trí nào cũng không ảnh hưởng đến phong thuỷ.

Đào hầm cầu trước nhà

1.2. Những vị trí cấm kỵ khi chọn vị trí xây hầm cầu trong nhà.

Nếu chưa chọn được vị trí tốt để xây hầm cầu thì bạn cũng nên tránh một số vị trí cấm kỵ khi xây dựng như sau:

Không nên xây hầm cầu tại cung đào hoa, cung khôn, cung đoài, cung ngọ.

Nếu đặt hầm cầu tại cung đào hoa sẽ phạm phải thế sát “Đào hoa phiếm thủy”, trong trường hợp vợ chồng có tuổi xung khắc thì có thể tạo ra không ít sóng gió cho gia đình.

Có một số trường hợp khi xây hầm cầu phạm phải cung “Đào hoa phiếm thủy” thì vợ chồng đang yên ổn bỗng nhiên đòi chia tay, ngoại tình, ghét nhau, thậm chí lí dị. Điều này là có thật nhé.

Cung khôn: (hướng Tây Nam) và cung Cấn (Đông Bắc) vì sẽ phạm phải thế Thủy Thổ tương khắc. Khi bạn đã phạm vào cung này sẽ khiến gia chủ mắc phải bệnh về thận, đường tiêu hóa, thậm chí những người thân trong gia đình bạn cũng chịu ảnh hưởng không ít.

Cung đoài: Thường tạo cho gia cảnh nghiện ngập, cờ bạc, trai gái, rượu chè…

Cung ngọ: Phạm phải cung này nó sẽ khiến gia chủ mắc phải bệnh về mắt, tiền đình.

Không nên xây hầm cầu dưới phòng thờ, phòng bếp.

Hai nơi này là khu vực tâm linh, vì vậy ta tuyệt đối không đặt hầm cầu tại hai khu vực này. Trong khi đó, phòng thờ và nhà bếp thuộc hành Hỏa, là yếu tố khắc với mệnh thủy của hầm cầu nên gây ra đại kị.

Ngoài ra, việc đặt hầm cầu dưới phòng thờ hay phòng bếp cũng là thiếu tôn trọng đối với các vị thần linh và người đã khuất.

Đào hầm cầu trong phòng bếp

Không nên xây hầm cầu trong phòng ngủ.

Theo phong thủy, phòng ngủ thuộc tính âm, hầm cầu là nước cũng thuộc tính âm. Nếu hai yếu tố này kết hợp với nhau sẽ gây mất sự cân bằng khiến cho gia chủ và người thân có nguy cơ suy giảm về sức khỏe, gây ra bệnh tật về xương khớp, thận và các vấn đề về tiêu hóa.

1.3. Vị trí xây hầm cầu để tốt cho gia chủ.

Vị trí tốt để đặt hầm cầu là trên các thiên can Giáp, Ất, Bính, Canh, Qúy, Nhâm. Vì theo phong thủy thì thế vạn thủy vô tòng thiên bạn khứ tức là mọi dòng nước đều đi theo thiên can.

Khi chia chiều dài ngôi nhà ra làm 3 phần thì nếu như phòng khách của gia đình bạn nằm hẳn ở phần trước hoặc phần sau nhà thì việc đặt bể phốt ở giữa phòng khách chưa hẳn đã xấu và nếu hầm cầu nằm trọn trong cung xấu so với tuổi của gia chủ thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Tuy nhiên có một điều khá kị là phòng khách nằm giữa ngôi nhà mà vị trí bể phốt nằm tại trung tâm ngôi nhà thì không nên. Xét về yếu tố phong thủy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ.

Ngoài ra, nếu bạn có ý định xây dựng bể phốt rộng, bao trùm toàn phần của ngôi nhà thì điều này lại không nên làm.

Nếu bạn đã xây dựng hệ thống hầm cầu theo kiểu này mà bạn cảm thấy gia đình bạn không yên ổn tốt nhất nên xây mới lại hệ thống hầm cầu khác đồng thời lấp hầm cầu cũ

Thêm một điều lưu ý nữa là không nên đặt phòng ngủ nằm trên hầm cầu vì xét theo phong thủ, phòng ngủ vốn đã mang tính âm nay kết hợp hầm cầu tính âm nữa thì sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe gia đình bạn và có thể khiến ta mắc một số căn bệnh như phù thũng, thấp khớp, suy thận dương, rối loạn tiêu hóa và nhiều bệnh nguy hiểm về máu huyết.

Vị trí tốt để xây hầm cầu

2. Cách xây dựng hầm cầu theo phong thuỷ.

Trước khi chọn xây dựng hầm cầu theo phong thuỷ thì bạn cũng phải nghĩ đến các yếu tố khách quan trước như: Nhu cầu sử dụng, vị trí phù hợp, thổ nhưỡng nơi xây. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể xây hầm cầu 2 hoặc 3 ngăn (ngăn chứa chiếm một nửa hầm cầu, còn lại ngăn lắng và ngăn lọc được chia đôi), có thể xây bằng chất liệu gạch hoặc bê tông tuỳ vào địa chất hoặc kinh phí của gia chủ.

Đối với ống thoát nước thải: không được đặt thăng bằng, vì sẽ khiến cho chất thải khó đi vào hầm cầu và tạo ra phong thuỷ xấu cho ngôi nhà. Bạn nên thiết kế ống nước thải dốc theo nguyên tắc lợi dụng áp lực của dòng nước có sự luân chuyển ra vào.

Vận khí của ngôi nhà sẽ bị đứt đoạn nếu bạn xây hầm cầu quá rộng, bao trùm toàn bộ nền nhà. Nếu như đã xây dựng thì tốt nhất bạn đi lấp bớt đi một phần của hầm cầu hoặc di rời nó sang vị trí khác.

Hy vọng những thông tin về cách xây dựng hầm cầu theo phong thuỷ sẽ giúp ích quý khách được phần nào trong việc kiến tạo lại ngôi nhà của mình.

Bạn cũng đừng quên, để ngôi nhà được sạch sẽ và có vận khí tốt thì hút hầm cầu định kỳ là công việc nên làm hàng năm. Vì chỉ khi nhà cửa sạch sẽ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, sự nghiệp mới hanh thông.

3. Hầm cầu nên đào sâu mấy mét? Kích thước đạt tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Số lượng người dùng là yếu tố để quyết định việc lựa chọn xây hầm cầu lớn hay nhỏ. Chính vì thế, hãy căn cứ vào số lượng của các thành viên trong gia đình để từ đó xây dựng một hầm cầu có diện tích phù hợp nhất. Công ty môi trường Văn Anh sẽ tổng hợp những nội dung cơ bản để bạn tham khảo, từ đó xây dựng được cho gia đình mình một hầm cầu hoàn chỉnh nhất.

Nên đào hầm cầu sâu mấy mét

3.1. Lựa chọn loại hầm cầu phù hợp và lên kế hoạch đào hầm cầu.

Trước tiên bạn phải biết rõ nhu cầu sử dụng của gia đình bạn và lựa chọn loại hầm cầu phù hợp với gia đình mình.

Hiện nay, có 2 loại hầm cầu tự hoại phổ biến thường xuyên được sử dụng đó là: hầm cầu tự hoại 2 ngăn và hầm cầu tự hoại 3 ngăn. Tùy vào diện tích sử dụng và quy mô xây dựng của các công trình mà mỗi nơi có những cách thi công khác nhau.

  • Hầm cầu tự hoại 2 ngăn: Phù hợp để thiết kế và thi công cho những công trình nhà trọ hoặc nhà ở có diện tích nhỏ. Vì đối những công trình này, diện tích sử dụng nhỏ và số lượng người dùng ít.
  • Hầm cầu tự hoại 3 ngăn: Còn những nhà hàng, khách sạn hoặc các toà nhà văn phòng, đây là những công trình có diện tích lớn, số lượng người dùng lớn thì loại hầm cầu 3 ngăn sẽ là lựa chọn hợp lý và hoàn hảo nhất.

Nguyên lý hoạt động của hầm cầu tự hoại rất đơn giản: Chất thải từ bồn cầu sẽ được đưa trực tiếp xuống ngăn chứa. Qua thời gian, phân sẽ được các vi sinh vật phân huỷ và dần lắng xuống đáy trở thành bùn. Khi lượng phân và nước trong ngăn chứa đầy, nước thải tiếp tục tràn qua ngăn lắng và sau đó là chuyển sang ngăn lọc.

Quá trình này sẽ được hoạt động liên tục cho tới khi lượng bùn và chất thải trong ngăn chứa đã quá đầy, không thể chứa thêm được nữa thì chúng ta sẽ sử dụng dịch vụ hút hầm cầu để hút chất thải trong ngăn chứa đi, nếu để quá lâu, chất thải sẽ tràn vào các đường cống nối giữa các ngăn với nhau khiến cống bị nghẹt, lúc đó sẽ rất khó khăn cho công tác thông cống nghẹt.

3.2. Kích thước thiết kế hầm cầu đạt tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn về kích thước của hầm cầu tự hoại được quy định như sau:

  • Hầm cầu 2 ngăn: Thể tích hầm cầu 2 ngăn thường là 9 m3, tương ứng độ dài của các thành là Dài x Rộng x Cao = 3m x 1,5m x 2m, ngăn chứa chiếm 2/3 thể tích bể, còn lại 1/3 là thể tích của ngăn lọc.
  • Hầm cầu 3 ngăn: Thể tích hầm cầu 3 ngăn là 12 m3, được xây như sau: Dài x Rộng x Cao = 3m x 2m x 2m. Ngăn chứa chiếm ½ thể tích bể, thể tích còn lại được chia đôi cho ngăn lắng và ngăn lọc.

Để chất thải được lưu thông tốt, đường kính ống nối giữa các ngăn thường là 110mm.

Hầm cầu 3 ngăn

4. Quy trình xây dựng hầm cầu đạt tiêu chuẩn.

Trước khi tiến hành xây dựng hầm cầu, bạn cần chuẩn bị kỹ các nguyên vật liệu đầy đủ như: sắt, gạch, xi măng, cát,… và xây dựng theo đúng thiết kế của bản vẽ.

Hầm cầu bị ngấm có thể dẫn đến việc nền bị sụt lún, vì vậy bạn nên chuẩn bị thêm một số vật liệu chống thấm tốt để đảm bảo an toàn rằng hầm cầu của bạn không bị rò rỉ nước ra ngoài.

Thành tường của hầm cầu cần phải được xây dựng kín và khít để đảm bảo kết cấu công trình vững chắc nhất, các mạch nối giữa các hàng gạch không quá lớn cũng không quá nhỏ, để nếu có  tác động của vật lý thì hiệu quả sử dụng của hầm cầu cũng không bị ảnh hưởng.

Khi đã có một bản vẽ đúng tiêu chuẩn và đầy đủ nguyên vật liệu, chúng ta cùng tiến hành xây hầm cầu thôi nào.

Xây hầm cầu đạt tiêu chuẩn

4.1. Đào hầm cầu theo đúng thiết kế của bản vẽ.

Thực hiện đào hầm cầu theo đúng kích thước của bản vẽ.

4.2. Xây các thành của hầm cầu.

Để xây hầm cầu bạn nên chọn loại gạch đôi có độ dày 220mm để tiến hành xây dựng, mạch vữa phải no và độ dày phải đồng đều. Bề mặt trong và ngoài trát đều phải trát một lớp xi măng cát vàng để đảm bảo tường chắc chắn và giảm được độ ngấm của nước.

4.3. Đặt ống nối từ bồn cầu tới hầm.

Trong quá trình xây dựng tường gạch bạn đừng quên đi ống từ bồn cầu đến hầm chứa và ống nối giữa các ngăn chứa với nhau một cách hiệu quả và đảm bảo nhất.

Để đảm bảo công trình có kết cấu tốt nhất, hầm cầu cần phải có kích thước lớn để có thể gia cố được bằng cốt thép và bê tông.

4.4. Gia cố cho hầm chắc chắn.

Để đảm bảo tường của hầm không bị nứt qua thời gian khiến nước mưa tràn vào bể thì các góc cạnh phải được trát vữa bo góc, đặt các tấm lưới inox hay thép cho chắc chắn. Đặc biệt, để tránh tình trạng sụt lún và bị ngấm, phần đáy bể phải được đổ bê tông cốt thép liền khối, có độ dày tối thiểu 10cm rồi đầm thật chắc để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất

4.5. Ngâm nước để kiểm tra độ ngấm của hầm.

Sau khi xây dựng hầm cầu xong, bạn phải kiểm tra hầm có bị rò rỉ nước hay không bằng cách bơm nước vào hầm và ngâm khoảng 3 ngày. Nếu chất lượng tốt, hầm không bị rò rỉ nước thì mới tiến hành đậy nắp hầm bằng tấm đan đã được đúc sẵn và san bằng. Bạn đừng quên đặt một ống thông hơi khoảng 21mm tại vị trí hầm chứa để hầm không bị bí khí dẫn đến tình trạng nước không thoát được.

Nếu gia đình bạn không thể tự xây dựng và giải đáp đào hầm cầu sâu bao nhiêu là vừa đủ? Thì bạn có thể liên hệ dịch vụ vệ sinh của Công ty môi trường Văn Anh để được tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu.

Hãy liên hệ công ty môi trường Văn Anh qua hotline 0766.998.111 nếu bạn có nhu cầu hút hầm cầu nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *